Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Chùa Hoa Yên – Chùa Yên Tử

Một lần đến thăm quan du lịch Yên Tử 1 ngày không thể không đặt chân đến ngôi chùa Hoa Yên nằm ở trung tâm hệ thống chùa với địa linh thế đất tựa đầu rồng.


Chùa Hoa Yên đã bắt đầu có từ hơn 700 năm về trước do Đệ Nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên đây giảng đạo và thành lập ra thiền phái Trúc Lâm nổi danh ở Việt Nam và mang đầy đủ bản sắc của nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Sau này chùa Hoa Yên luôn được khang trang và trùng tu lại. Cho đến ngày nay chùa Hoa Yên ngày càng nguy nga, đẹp đẽ và tráng lệ.
Chùa Hoa Yên – Chùa Yên Tử
Chùa Hoa Yên trước được gọi là chùa Vân Yên nhưng khi vua Lê Thánh Tông về đây vãng cảnh chùa, thấy cảnh sắc thiên nhiên tốt tươi, trăm hoa khoe sắc thì đã đổi tên thành chùa Hoa Yên như ngày nay.



Chùa Hoa Yên – Chùa Yên Tử


Chùa Hoa Yên với kiến trúc mang hình dáng đặc trưng đậm nét văn hóa kiến trúc thời Lý, Trần. Chùa có kết cấu hình chữ “Công”, được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài kép, riềm nóc trang trí hình hoa thị, có hai con Rồng miệng há to ngậm hai đầu bờ nóc bờm giống sóng nước vân mây uốn cong lên mềm mại, dưới đầu Rồng là đôi Uyên ương.

Chùa Hoa Yên – Chùa Yên Tử
Nền chùa cao hơn so với sân và được xây dựng với kết cấu bậc tam cấp bằng đá, hai bên lan can đặt hai con Rồng đá mang phong cách thời Trần, tạo nên sự tôn nghiêm.
Phía trước chùa là ba cây Đại cổ kính với trên 700 năm tuổi. Ở hai bên chùa là hai cây Sung cổ. 
Tượng thờ trong chùa được bài trí theo chùa Việt và Phật giáo Đại thừa.       
Hiện nay, chùa Hoa Yên có 39 pho tượng trong đó có một pho tượng Quan Âm Nam Hải có niên đại vào cuối thế kỷ XIX, còn lại đều là những pho tượng mới được đưa vào thờ  năm 2002, khi Khánh thành chùa.

Chùa Hoa Yên – Chùa Yên Tử


Từ chùa Hoa Yên, đi về bên phải khoảng 200m tới thác Ngự Dội, Am Thiền Định, Đường Tùng, Vách núi thạch thảo, rồi tới Thác Vàng. Đi về bên trái khoảng 200m tới chùa Một Mái thượng sơn lên chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu rồi lên An Kỳ Sinh, Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông và tới chùa Đồng hoặc đi theo sườn núi qua Nhà ga Cáp treo 3 để tới Am Diêm, Am Hoa, Thác Bạc và Am Dược, thăm những dấu tích của Thiền Phái Trúc Lâm và thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng trong chuyến du lịch Yên Tử.

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Chùa Thanh Sơn Động Hương Đài trong khu danh thắng chùa Hương

Đến du lịch chùa Hương bạn cũng nên ghé qua tham quan chùa Thanh Sơn và Động Hương Lài trong khu danh thắng chùa Hương.
Chùa Thanh Sơn được hình thành từ năm Canh Thân (1860 ) trên thế đất mà theo thuyết phong thuỷ là thế đất Phượng Hoàng ẩm thuỷ (chim Phượng Hoàng uống nước).

Chùa Thanh Sơn nằm bên suối nước từ Thung Luộn chảy ra, cạnh là một động sâu vào lòng núi các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra ở động này có nhiều hiện vật thời tiền sử có niên đại trên một vạn năm.Trong Động Hương Đài có rất nhiều nhũ đá đẹp.

Chùa Thanh Sơn Động Hương Đài trong khu danh thắng chùa Hương


Nhưng hoàn cảnh thời gian lúc bấy giờ các vị hoà thượng ở Thiên Trù chỉ lui tới vui cảnh tham thiền, nên Chùa Thanh Sơn ít người qua lại dần. Cũng năm 1860 dân làng Hội Xá bắc cây cầu hội qua Suối Yến (cầu lấy tên địa danh làng). Chùa Thanh Sơn chính thức có người trụ trì từ năm 1930. Nhân dân làng Hội Xá được sự giúp đỡ của gia đình cụ Nguyễn thị Ngữ, quê huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, mời được sư thầy Đàm Thuyết về trụ trì Chùa thanh Sơn,và cũng trong năm này Sư thầy Đàm thuyết cùng dân làng Hội xá mở ra động Hương Đài làm nơi thờ phật. Sư Thầy Đàm Thuyết viên tịch, cảnh chùa vắng vẻ tiêu điều. Năm Bính Ngọ (1966) sư thầy Đàm Trâm về trụ trì. Sau đó là sư thầy Đàm Nhu và hiện nay là sư thầy Đàm Tịnh cùng với dân thôn Hội Xá và thập phương, dần xây dựng Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài thành một thắng cảnh đẹp trong khu danh thắng Chùa Hương

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Bến Đục – Suối Yến du lịch Chùa Hương

Suối Yến và Bến Đục là những cái tên tự nó đã gợi lên những vần thơ ca ngợi thắng cảnh Hương Sơn và động Hương Tích tại du lịch Chùa Hương.
Có lẽ khách thập phương và cả một số hướng dẫn viên du lịch, nhà báo vẫn lầm tưởng bến Yến - nơi du khách bắt đầu xuống thuyền trẩy hội là bến Đục. Trên thực tế, cái tên bến Đục có nguồn gốc và là một địa điểm khác.
      Xưa kia, dòng suối nhỏ bắt nguồn từ chân núi Hương Tích, chảy qua làng Yến Vĩ gọi là Tiểu Khê. Có một con suối nối từ Tiểu Khê ra sông Đáy, chảy qua địa phận làng Độc Khê (vì làng này chỉ có một con suối). Sau do phương ngữ địa phương nên người ta gọi chệch thành làng Đục Khê.

Bến Đục – Suối Yến du lịch Chùa Hương


du khách đến trẩy hội thường đi thuyền theo dòng sông Đáy đến bến Đục nơi con suối từ Hương Tích hòa vào dòng sông mẹ rồi rẽ thuyền tiến vào quần thể danh lam "Nam thiên đệ nhất động". Du khách ngồi trên thuyền trải chiếu hoa, nhâm nhi chén rượu mơ, nghe hát, phải như thế mới “thấm” hết phong vị đặc trưng riêng có ở nơi đây. Khi gặp nhau trên suối, đôi bên thường chắp tay chào : "Nam mô a di đà phật" đúng như câu thơ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp miêu tả :

          "Đò đi qua bến Đục
          Mọi người ngắm nhìn em
          Thẹn thùng em khẽ nói
          Nam mô a di đà."

      Cùng với đường thủy, du khách có thể đi bộ qua bến Đục vào chùa Trình rồi mới xuống thuyền đi tiếp. Chùa Trình (Ngũ Nhạc) là nơi khách vào trình diện khi tới cảnh phật. Điểm du khách xuống đò đó chính là bến Yến bây giờ. Theo người già kể lại, trong những ngày hội thuyền ra vào tấp nập như bầy chim yến bay về tổ nên tên bến Yến cũng bắt đầu từ đó.
      Quần thể Hương Sơn gồm 3 nhánh. Sau khi vào "trình" bạn có thể đi Tuyết Sơn ; Long Vân ; Hương Tích và phải mất 3 ngày du khách mới cảm nhận hết vẻ đặc biệt chỉ có ở đây. Xưa kia bao phủ khu vực Hương Sơn là những rừng mơ thơ mộng. Đầu xuân hoa nở trắng rừng, cuối hội du khách có thể mua về làm quà những quả mơ vàng ươm, thơm đượm hương núi.

          "Rừng mơ ôm lấy núi
          Mây trắng đọng thành hoa..."


     Cũng chính vì vậy mà rượu mơ Hương Tích và rau sắng chùa Hương trở thành đặc sản của nơi đây.


Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015