Trong chuyến đi tour du lịch Đà Nẵng công ty du lịch Quốc
Anh giới thiệu tới các du khách tới tham quan các làng nghề truyền thống tại Đà
Nẵng.
>Cẩm nang du lịch Đà Nẵng toàn diện nhất từ A đến Z
>Tour du lịch Đà Nẵng - Hội An 4 ngày 3 đêm
>Cẩm nang du lịch Đà Nẵng toàn diện nhất từ A đến Z
>Tour du lịch Đà Nẵng - Hội An 4 ngày 3 đêm
Làng đá Non Nước
Có lẽ không ai đến Ngũ Hành Sơn mà không ghé thăm làng mỹ
nghệ Non Nước. Đó là một nơi sản xuất đồ mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch nổi tiếng khắp
cả nước và cả nước ngoài.
Ông Lê Bền, một nghệ nhân năm nay đã hơn 70 tuổi nói với
chúng tôi rằng làng nghề của quê hương ông đã có một lịch sử hàng ba, bốn trăm
năm trước. Một vài tấm bia hiện tồn tại ở những ngôi chùa cổ trên đất Quảng Nam
đã khẳng định điều đó. Hiện nay, ngay tại thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nổi tiếng vẫn
còn nhà thờ 'Thạch nghệ tổ sư', và hàng năm vào ngày mồng 6 tháng giêng, các hoạt
động giỗ tổ đã diễn ra khá quy mô ở tại làng này.
Làng nghề đá chẻ
Du khách đến tham quan làng nghề đá chẻ Hòa Sơn như đứng giữa
một công trường sản xuất sôi động với hơn 150 cơ sở sản xuất, trên 1000 lao động
đang ngày qua ngày cần mẫn, lam lũ giữa mù mịt bụi và những âm thanh rộn rã của
tiếng đục, đẽo, máy cắt đá.
Cách đây hơn 10 năm Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn được hình thành
dọc tuyến đường liên xã Hòa Sơn - Hòa Nhơn thuộc huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.
Tuy không lâu đời như các làng nghề khác tại Đà Nẵng, nghề chẻ đá ở Hòa
Sơn đã mang lại thu nhập ổn định, từng bước giúp người dân nơi đây thoát nghèo.
Làng nghề bánh tráng
Túy Loan
Túy Loan là một làng cổ nằm cạnh bờ sông Túy chảy ra sông
Hàn, thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 15km
về hướng Tây.
Theo phong tục của người dân Túy Loan cứ mỗi dịp lễ Tết nhất
là những ngày giỗ kỵ bánh tráng là món ăn không thể thiếu trên mâm cúng gia
tiên. Nhưng bánh tráng Túy Loan ngày nay không chỉ là món ăn quen thuộc của
làng quê mà nó còn theo chân du khách bạn bè bốn phương và trở thành một thứ đặc
sản của Đà Nẵng.
Làng Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang cách trung tâm
thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây-Nam, nằm giữa một vùng đồng bằng do phù sa
sông Cẩm Lệ bồi tạo nên. Chẳng những người quanh vùng mà cả người ở xa tận Huế,
Đông Hà ngoài Quảng Trị cũng biết cái tên của làng quê nhỏ bé này : Làng Cẩm
Nê. Bởi làng có nghề dệt chiếu truyền thống và nổi tiếng từ nhiều đời nay
Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu
trơn và dệt chiếu hoa. Chiếu trơn là loại chiếu để nguyên sợi màu trắng không
nhuộm màu. Chiếu trơn dệt loại lác dài không chắp, sợi nhỏ bán đắt tiền hơn loại
dệt lác chắp, dệt hai sợi lác ngắn tiếp nối nhau. Loại chiếu trơn trắng này
dùng loại lác phơi khô vừa phải, khi khô còn ửng màu xanh, đem vào dệt. Chiếu dệt
xong đem phơi nắng, vừa để cho lá chiếu trắng sáng bóng, vừa cho khô giòn những
đầu thừa thòi ra trên mặt lá chiếu của sợi lác, sợi đay, để dùng dao sắc, phạt
cho đứt hết.
Sản phẩm làm ra được tiêu thụ ngay tại làng thông qua bán
buôn. Giá cả đa dạng tuỳ theo kích cỡ. Chiếu Cẩm Nê có ưu điểm là viền chiếu được
gấp kỹ hơn, dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương
khác. Ngày nay, chiếu làng Cẩm Nê đang gặp khó khăn với sự cạnh tranh của nền
kinh tế thị trường. Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghề dệt chiếu truyền thống
Cẩm Nê, người dân nơi đây giúp nhau kinh nghiệm, giúp vốn và nhất là sản phẩm
làm ra phải có uy tín về mẫu mã, chất lượng và hiệu quả sử dụng thì mới tồn tại
và phát triển được .
Nghề bánh khô mè Cẩm Bắc - Hòa Thọ và nghề làm bánh khô mè tại
thôn Quang Châu - Hòa Châu có từ những năm 50 của thế kỷ XX.
Bánh khô mè được làm từ gạo, nếp, mè và đường vào dịp Lễ hội,
Tết Nguyên Đán, là sản phẩm dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên..
Có hai loại bánh: khô nổ và khô mè. Chất liệu nền giống
nhau: bột gạo nếp, chỉ khác chiếc áo bên ngoài, khô nổ được áo với bột nếp, khô
mè phủ quanh là mè, gần giống mè xững Huế. Thực ra khô mè chỉ là bước cải tiến
của khô nổ, nhờ thế mới có thể vượt đèo Hải Vân để ra Bắc, rời dốc Sỏi để vào
Nam.
Nói đến nước mắm Nam Ô, có thể nói ngay đây là đặc sản của
người xứ Quảng.
Làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành đầu thế kỷ XX. Nam
Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân, nay thuộc
phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Từ lâu nước mắm Nam Ô đã
có tiếng tăm trên thị trường trong nước và nước ngoài. Nước mắm Nam Ô không chỉ
nức tiếng thơm mà còn sực nức cả một quãng đường cái quan xuyên Việt dài hơn
cây số. Khách thập phương ngang qua đây nghe dậy lên mùi nước mắm không lẫn vào
đâu được, cứ vương vất người xe qua lại.
Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu mắm Nam Ô, có lẽ chính là
nằm ở công thức chế biến. Mắm Nam Ô được chế biến từ cá cơm than, đánh bắt vào
tháng ba âm lịch (vì có độ đạm rất cao), lựa con vừa phải, và không rửa bằng nước
ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối. Giá cá cơm bình thường khoảng
2.500-3.000 đồng/kg, cá cơm than ở Nam Ô lên đến 6.000 đồng/kg nhưng không phải
lúc nào cũng có. Chum muối cá phải bằng gỗ mít, dưới đáy chum phải chèn sạn, chổi
đót và phải lọc nước mắm bằng chuộc mới đảm bảo nước mắm tinh chất, thơm đậm. Một
chum thường chứa được 200-300 kg cá, sau 12 tháng được khoảng 100-150 lít nước
mắm loại 1. Còn lại lọc thành nước mắm loại 2, loại 3 bán với giá rẻ.
Hiện nay, Hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô đã được
thành lập và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận và cấp Giấy chứng nhận
nhãn mác tập thể cho Hội làng nghề.
Đà Nẵng được thiên nhiên ưu ái ban tặng những bãi tắm liên
hoàn đẹp như tranh vẽ và đường bờ biển dài ôm lấy dãy núi Sơn Trà tạo nên một
vùng trời nước bao la, quyến rũ lòng người. Những ai từng hòa mình trong làn nước
trong xanh và tận hưởng không gian yên bình giữa một thành phố năng động sẽ bị
lôi cuốn bởi một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
Xem bài trước: Những điều cần lưu ý khi đi tour du lịch Hàn Quốc
Xem bài trước: Những điều cần lưu ý khi đi tour du lịch Hàn Quốc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét