Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Giới thiệu tổng quan khu du lịch Chùa Bái Đính

Một quần thể Chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục của Châu Á và Việt Nam là khu du lịch Chùa Bái Đính với diện tích 539 ha.


Giới thiệu tổng quan khu du lịch Chùa Bái Đính


Đây là một ngôi Chùa lớn nhất và sở hữu các kỷ lục nhất ở Việt nam. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, Chùa nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình. Cách thành phố Ninh Bình 15km và cách Hà nội 95 km. Chùa Bái Đính nằm ở phía Bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.

Khi tới du lịch ở Ninh Bình du khách thường kết hợp thưởng thức tham quan ngắm cảnh tại 2 địa điểm là Chùa Bái Đính và Tràng An. Ngoài ra còn kết hợp cả tham quan khám phá cố đô Hoa Lư và khám phá chèo thuyền ở Tam Cốc Bích Động.

Quần thể chùa Bái Đính hiện bao gồm 27 ha khu chùa cổ, 80 ha khu chùa mới và còn nhiều khu vực hiện vẫn đang được thi công xây dựng như: công viên văn hóa và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh....


Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt Nam thời nay. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng. Khu chùa Bái Đính mới được các báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam.



Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Đi chợ Tình Sapa nghe hát dân ca

Chợ Tình nổi tiếng tại Sapa thu hút du khách mỗi lần tới du lịch Sapa bởi bị sự nhộn nhịp và nét đẹp văn hóa của người dân tộc nơi đây.

Chợ phiên của Sa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ. Phần lớn các dân tộc như Mông, Dao, Tày, Giáy...cư trú tại Sa Pa đều sống theo thung lũng Mường Hoa, nơi mà con sông Mường Hoa bắt nguồn từ những con suối nhỏ từ đỉnh núi Phan Xi Păng. Nước từ con sông giúp cho cộng đồng người thiểu số tại đây canh tác nông nghiệp cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đường đi trước đây khá là hiểm trở, thường là lối mòn cho người và gia súc đi lại. Bản của người dân tộc thường cách khá xa trung tâm thị trấn Sa Pa. Để đi tới chợ bằng đường mòn thường mất khoảng 12 tiếng hoặc nửa ngày. Vì thế mọi người thường đi xuất phát từ ngày hôm trước (tức ngày thứ Bảy) và ngủ qua đêm tại thị trấn để dễ dàng cho buôn bán vào phiên chợ ngày Chủ nhật.


Đi chợ Tình Sapa nghe hát dân ca


Vào tối thứ bảy, có nhiều người đi chợ cùng thức và chung vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái bản làng người H'mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, sáo, khèn... và người ta gọi đó là "chợ tình". Vào ngày chủ nhật, tại chợ có thể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm, sản phẩm nhân tạo truyền thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ công; các món ăn dân tộc như thắng cố, thịt hun khói, cải mèo, su su, rượu ngô, rượu mầm thóc xã Thanh Kim, rượu táo mèo, rượu sán lùng; các lâm sản và dược liệu như củ hoàng liên, nấm linh chi, cây mật gấu v.v.

Khí hậu Sa Pa trong lành và mát, thích hợp cho những loại rau ôn đới như bắp cải, su hào, su su, cây dược liệu quý và nhiều loại cây ăn quả như đào, mận, lê v.v. Đặc biệt có mận tam hoa và mận hậu rất nổi tiếng. Những du khách có thể thưởng thức nhiều loại hoa quả vùng ôn đới, cận nhiệt đới tại nơi đây.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Đồng Văn trồng hoa Tam Giác Mạch phục vụ lễ hội

Đón lễ hội hoa Tam Giác Mạch được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Giang. Đồng Văn đang tích cực trồng hoa Tam Giác Mạch với nhiều hình dáng để phục vụ lễ hội.

Du lịch Hà Giang trong những ngày lễ hội này du khách sẽ được chiêm ngắm những thửa ruộng, con đồi...hoa tam giác mạch với những hình dáng đẹp mang ý nghĩa nét đẹp văn hóa của người dân vùng cao Hà Giang.

Đồng Văn trồng hoa Tam Giác Mạch phục vụ lễ hội



Thực hiện Kế hoạch trồng cây Tam giác mạch phục vụ hội, đến nay, toàn huyện Đồng Văn đã trồng được 267,3 ha/325 ha, đạt 82,2% tổng diện tích. Trong đó, vụ 1 trồng từ ngày 20.8 đến 10.9 được 50,3 ha, cây sinh trưởng, phát triển tốt, hiện đã nở hoa; vụ 2 trồng từ 25.9 đến 5.10 được 217,0 ha, cây mọc cao từ 5 - 15cm, sinh trưởng tốt; vụ 3 trồng từ 5.10 đến 10.10 trồng được 57,7 ha còn lại.

Để tạo điểm nhấn, ấn tượng mạnh, năm nay, huyện Đồng Văn chỉ đạo các xã, thị trấn trồng cây Tam giác mạch tạo hình tại các địa điểm như:

Tại xã Lũng Cú, khu vực mắt Rồng phía thôn Lô Lô Chải trồng tạo hình Cột cờ Lũng Cú;

Điểm ngã ba phía UBND xã đường vào thôn Lô Lô Chải hình cây khèn Mông, cánh đồng Thèn Pả tạo hình mặt trời, trước cổng UBND xã tạo hình quả trám, khu vực trường cấp 2 tạo hình bản đồ Việt Nam.

Tại xã Ma Lé, khu vực đồi thông đường vào xã trồng hình chữ “Welcome To Ma Lé”, điểm hang Tia sáng vào xã Ma Lé tạo hình lượn sóng theo địa hình.

 Tại xã Lũng Táo, thôn Lô Lô Chải tạo hình tròn và hình lượn sóng theo địa hình.

Tại xã Thài Phìn Tủng, điểm thung lũng cây Thiêng tạo 2 hình vòng tròn lượn sóng.

Tại xã Sà Phìn, điểm cạnh hồ nước gần UBND xã tạo hình tròn và hình lượn sóng ôm hình tròn, điểm cạnh nhà hàng Hoa đá tạo hình tròn và hình lượn sóng.

Tại xã Sủng Là, trước cổng Làng văn hóa Lũng Cẩm Trên trồng tạo hình lượn sóng, đồi đối diện ngã ba Phó Bảng trồng tạo 2 hình trái tim.

Tại xã Phố Là, bên dưới đường thôn Chúng Chải đường vào UBND xã tạo 2 hình tròn lượn sóng, ngã ba đường vào thôn Sán Trồ tạo hình tròn lượn sóng.

Tại xã Phố Cáo, điểm cạnh đường Quốc lộ ngã ba Lũng Thầu nhìn xuống tạo hình tròn và lượn sóng, điểm dốc Thẩm Má phía bên kia đồi tạo hình lượn sóng theo địa hình.

Tại xã Vần Chải, khu vực bãi đỗ xe tạo lượn sóng hình tròn theo địa hình.

Đặc biệt, tại thị trấn Đồng Văn, thôn Ngài Lủng trồng tạo chữ “Đồng Văn điểm hẹn”, đồi khu vực cổng chào vào huyện trồng tạo hình sóng theo địa hình...


Hy vọng rằng, cùng với việc chuẩn bị tốt về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, nơi ăn, nghỉ của các đại biểu, đặc biệt là đối với du khách, việc huyện Đồng Văn trồng 325 ha cây hoa Tam giác mạch với nhiều điểm nhấn phục vụ lễ hội, Lễ hội hoa Tam giác mạch sẽ là sự kiện văn hóa độc đáo để quảng bá hình ảnh tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Đồng Văn nói riêng, đặc biệt là hình ảnh đẹp - Hoa Tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn với du khách trong nước và quốc tế, từ đó đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Đồng Văn trong tương lai không xa.

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Đặc sản Mộc Châu du khách nên thưởng thức một lần

Mộc Châu vùng đất thiên nhiên đa dạng với thời tiết mát mẻ. Du lịch Mộc Châu du khách nên thưởng thức một lần các đặc sản tại đây để thấy rõ nét đẹp thiên nhiên và con người tại Mộc Châu.


Đặc sản Mộc Châu du khách nên thưởng thức một lần


Sau đây là một số món ăn đặc sản tại Mộc Châu:

Sữa bò Mộc Châu

Mộc Châu từ lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm sữa. Từ sữa tươi nguyên chất cho đến các sản phẩm sữa khác như sữa chua, sữa đặc, sữa bánh, bơ, sữa thanh trùng, tiệt trùng…

Bê Chao

Du lịch Mộc Châu mà bỏ qua món bê chao thì thật là đáng tiếc, như thể bạn chưa từng thưởng thức đặc sản chốn cao nguyên này.
Nếu có dịp đi Du lịch Mộc Châu, dừng chân thưởng thức món bê chao chắc chắn bạn sẽ khó có thể quên hương vị đậm đà của một món ăn mang đậm chất Tây Bắc này.

Ốc đá Suối Bàng

 Du lịch Mộc Châu, thưởng thức đặc sản ốc đá Suối Bàng nổi tiếng, ốc thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa tức là từ khoảng tháng 4 đến cuối tháng 8 lúc đó thời tiết ẩm ướt.
Thường thì bà con sẽ đãi bạn món đặc biệt hơn: Đun nước sôi lên, đổ ốc vào, cho thêm chút muối cho ốc giòn và khỏi tanh. Luộc chín tới rồi đổ ra khêu, thịt ốc đem nấu với là nồm, lá chua hoặc măng chua… đều ngon.

Cá Hồi

 Chắc hẳn khi nhắc đến cá Hồi, ai cũng chỉ nghĩ nó có ở vùng biển, nhưng loại đặc sản này lại có ở trên vùng núi Tây Bắc này. Món gỏi, món xông khói, hay chả được chấm với bát nước chấm cay nồng mù tạt vừa xít xoa vì cay xộc lên mũi, vừa thấy người ấm hẳn lên.

Khoai sọ mán

 Khoai sọ mán là một trong những đặc sản nổi tiếng ở Mộc Châu. Khoai sọ mán được người Dao trồng, là loại của rất đặc biệt không giống như các loài khoai khác về nguồn gốc, hình thù cũng như màu sắc. Nó mang đặc trưng của người Dao vì chỉ họ mới trồng ra những của khoai ngon như vậy mà không phải nơi nào trồng được.

Cải mèo

 Cải mèo là một trong những món không thể thiếu của người dân ở đây dùng để thiết đãi khách quý mỗi khi đến chơi nhà. Thứ rau xanh mát này được người dân Mộc Châu chế biến thành nhiều món khác nhau như: xào, nấu canh, luộc hoặc nhúng lẩu, đôi khi có thể xào cùng thịt gà, thịt bò, thịt hun khói, nấm… để phục vụ khách uống rượu.

Thịt trâu gác bếp

 Đó là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen ở Mộc Châu. Món ăn này được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc.

Cá Suối

  Cá suối nướng ở Mộc Châu là món khoái khẩu của nhiều du khách bởi cá không bị tanh lại có vị giòn giòn béo ngậy. Cá tuy bé nhưng có thể ăn cả thịt lẫn xương và hương vị thì nồng hấp dẫn.

Xôi ngũ sắc

Văn hóa ẩm thực truyền thống của người Dao được thể hiện rõ nét qua hương vị của xôi ngũ sắc.

Nậm Pịa


 Không phải ai đến Mộc Châu cũng đủ “dũng cảm” để thưởng thức món này, tuy nhiên đây là món yêu thích của người dân tộc vùng cao. Nguyên liệu để tạo ra nậm pịa bao gồm tiết đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lục phủ ngũ tạng như lòng, dạ dày, gan và phần ruột non có chứa phân non của bò hoặc dê.