Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Chùa Hoa Yên – Chùa Yên Tử

Một lần đến thăm quan du lịch Yên Tử 1 ngày không thể không đặt chân đến ngôi chùa Hoa Yên nằm ở trung tâm hệ thống chùa với địa linh thế đất tựa đầu rồng.


Chùa Hoa Yên đã bắt đầu có từ hơn 700 năm về trước do Đệ Nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên đây giảng đạo và thành lập ra thiền phái Trúc Lâm nổi danh ở Việt Nam và mang đầy đủ bản sắc của nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Sau này chùa Hoa Yên luôn được khang trang và trùng tu lại. Cho đến ngày nay chùa Hoa Yên ngày càng nguy nga, đẹp đẽ và tráng lệ.
Chùa Hoa Yên – Chùa Yên Tử
Chùa Hoa Yên trước được gọi là chùa Vân Yên nhưng khi vua Lê Thánh Tông về đây vãng cảnh chùa, thấy cảnh sắc thiên nhiên tốt tươi, trăm hoa khoe sắc thì đã đổi tên thành chùa Hoa Yên như ngày nay.



Chùa Hoa Yên – Chùa Yên Tử


Chùa Hoa Yên với kiến trúc mang hình dáng đặc trưng đậm nét văn hóa kiến trúc thời Lý, Trần. Chùa có kết cấu hình chữ “Công”, được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài kép, riềm nóc trang trí hình hoa thị, có hai con Rồng miệng há to ngậm hai đầu bờ nóc bờm giống sóng nước vân mây uốn cong lên mềm mại, dưới đầu Rồng là đôi Uyên ương.

Chùa Hoa Yên – Chùa Yên Tử
Nền chùa cao hơn so với sân và được xây dựng với kết cấu bậc tam cấp bằng đá, hai bên lan can đặt hai con Rồng đá mang phong cách thời Trần, tạo nên sự tôn nghiêm.
Phía trước chùa là ba cây Đại cổ kính với trên 700 năm tuổi. Ở hai bên chùa là hai cây Sung cổ. 
Tượng thờ trong chùa được bài trí theo chùa Việt và Phật giáo Đại thừa.       
Hiện nay, chùa Hoa Yên có 39 pho tượng trong đó có một pho tượng Quan Âm Nam Hải có niên đại vào cuối thế kỷ XIX, còn lại đều là những pho tượng mới được đưa vào thờ  năm 2002, khi Khánh thành chùa.

Chùa Hoa Yên – Chùa Yên Tử


Từ chùa Hoa Yên, đi về bên phải khoảng 200m tới thác Ngự Dội, Am Thiền Định, Đường Tùng, Vách núi thạch thảo, rồi tới Thác Vàng. Đi về bên trái khoảng 200m tới chùa Một Mái thượng sơn lên chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu rồi lên An Kỳ Sinh, Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông và tới chùa Đồng hoặc đi theo sườn núi qua Nhà ga Cáp treo 3 để tới Am Diêm, Am Hoa, Thác Bạc và Am Dược, thăm những dấu tích của Thiền Phái Trúc Lâm và thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng trong chuyến du lịch Yên Tử.

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Chùa Thanh Sơn Động Hương Đài trong khu danh thắng chùa Hương

Đến du lịch chùa Hương bạn cũng nên ghé qua tham quan chùa Thanh Sơn và Động Hương Lài trong khu danh thắng chùa Hương.
Chùa Thanh Sơn được hình thành từ năm Canh Thân (1860 ) trên thế đất mà theo thuyết phong thuỷ là thế đất Phượng Hoàng ẩm thuỷ (chim Phượng Hoàng uống nước).

Chùa Thanh Sơn nằm bên suối nước từ Thung Luộn chảy ra, cạnh là một động sâu vào lòng núi các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra ở động này có nhiều hiện vật thời tiền sử có niên đại trên một vạn năm.Trong Động Hương Đài có rất nhiều nhũ đá đẹp.

Chùa Thanh Sơn Động Hương Đài trong khu danh thắng chùa Hương


Nhưng hoàn cảnh thời gian lúc bấy giờ các vị hoà thượng ở Thiên Trù chỉ lui tới vui cảnh tham thiền, nên Chùa Thanh Sơn ít người qua lại dần. Cũng năm 1860 dân làng Hội Xá bắc cây cầu hội qua Suối Yến (cầu lấy tên địa danh làng). Chùa Thanh Sơn chính thức có người trụ trì từ năm 1930. Nhân dân làng Hội Xá được sự giúp đỡ của gia đình cụ Nguyễn thị Ngữ, quê huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, mời được sư thầy Đàm Thuyết về trụ trì Chùa thanh Sơn,và cũng trong năm này Sư thầy Đàm thuyết cùng dân làng Hội xá mở ra động Hương Đài làm nơi thờ phật. Sư Thầy Đàm Thuyết viên tịch, cảnh chùa vắng vẻ tiêu điều. Năm Bính Ngọ (1966) sư thầy Đàm Trâm về trụ trì. Sau đó là sư thầy Đàm Nhu và hiện nay là sư thầy Đàm Tịnh cùng với dân thôn Hội Xá và thập phương, dần xây dựng Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài thành một thắng cảnh đẹp trong khu danh thắng Chùa Hương

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Bến Đục – Suối Yến du lịch Chùa Hương

Suối Yến và Bến Đục là những cái tên tự nó đã gợi lên những vần thơ ca ngợi thắng cảnh Hương Sơn và động Hương Tích tại du lịch Chùa Hương.
Có lẽ khách thập phương và cả một số hướng dẫn viên du lịch, nhà báo vẫn lầm tưởng bến Yến - nơi du khách bắt đầu xuống thuyền trẩy hội là bến Đục. Trên thực tế, cái tên bến Đục có nguồn gốc và là một địa điểm khác.
      Xưa kia, dòng suối nhỏ bắt nguồn từ chân núi Hương Tích, chảy qua làng Yến Vĩ gọi là Tiểu Khê. Có một con suối nối từ Tiểu Khê ra sông Đáy, chảy qua địa phận làng Độc Khê (vì làng này chỉ có một con suối). Sau do phương ngữ địa phương nên người ta gọi chệch thành làng Đục Khê.

Bến Đục – Suối Yến du lịch Chùa Hương


du khách đến trẩy hội thường đi thuyền theo dòng sông Đáy đến bến Đục nơi con suối từ Hương Tích hòa vào dòng sông mẹ rồi rẽ thuyền tiến vào quần thể danh lam "Nam thiên đệ nhất động". Du khách ngồi trên thuyền trải chiếu hoa, nhâm nhi chén rượu mơ, nghe hát, phải như thế mới “thấm” hết phong vị đặc trưng riêng có ở nơi đây. Khi gặp nhau trên suối, đôi bên thường chắp tay chào : "Nam mô a di đà phật" đúng như câu thơ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp miêu tả :

          "Đò đi qua bến Đục
          Mọi người ngắm nhìn em
          Thẹn thùng em khẽ nói
          Nam mô a di đà."

      Cùng với đường thủy, du khách có thể đi bộ qua bến Đục vào chùa Trình rồi mới xuống thuyền đi tiếp. Chùa Trình (Ngũ Nhạc) là nơi khách vào trình diện khi tới cảnh phật. Điểm du khách xuống đò đó chính là bến Yến bây giờ. Theo người già kể lại, trong những ngày hội thuyền ra vào tấp nập như bầy chim yến bay về tổ nên tên bến Yến cũng bắt đầu từ đó.
      Quần thể Hương Sơn gồm 3 nhánh. Sau khi vào "trình" bạn có thể đi Tuyết Sơn ; Long Vân ; Hương Tích và phải mất 3 ngày du khách mới cảm nhận hết vẻ đặc biệt chỉ có ở đây. Xưa kia bao phủ khu vực Hương Sơn là những rừng mơ thơ mộng. Đầu xuân hoa nở trắng rừng, cuối hội du khách có thể mua về làm quà những quả mơ vàng ươm, thơm đượm hương núi.

          "Rừng mơ ôm lấy núi
          Mây trắng đọng thành hoa..."


     Cũng chính vì vậy mà rượu mơ Hương Tích và rau sắng chùa Hương trở thành đặc sản của nơi đây.


Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Mở rộng phố cổ đi bộ ở Hội An

Du lịch Hội An đang ngày càng phát triển lên một tầm cao mới. Nếu bạn đến Du lịch Đà Nẵng – Hội An 4 ngày 3 đêm trong năm nay bạn sẽ thấy đường phố đi bộ ở Hội An đã được mở rộng thêm để đón chào nhiều du khách du lịch tới tham quan.

Con đường Nguyễn Phúc Chu ở khu phố cổ Hội An (Quảng Nam) được mở rộng thành phố đi bộ từ ngày 3/12 để phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách khắp nơi.

Lễ khai trương phố đi bộ Nguyễn Phúc Chu diễn ra vào lúc 19h ngày 3/12 trong dịp kỷ niệm 16 năm Hội An được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.


Mở rộng phố cổ đi bộ ở Hội An


Tuyến phố sẽ được hoạt động từ 8h30 đến 11h, chiều từ 15h đến 21h30, vào mùa đông là 21h. Đây là con đường nằm ở bờ nam sông Hoài, nhìn sang khu phố cổ, chạy dọc theo công viên vườn tượng Hội An, thu hút rất đông du khách, nhất là ban đêm.

Khi dạo bước trên phố này, ngoài việc chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc, ngắm sông Hoài, du khách còn được thưởng thức và trải nghiệm các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian, sinh hoạt cộng đồng, mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ...

Đi bộ trên phố Nguyễn Phúc Chu, du khách sẽ được ngắm những ngôi nhà lung linh soi bóng xuống dòng sông Hoài thơ mộng. Ảnh: Trần Việt Anh

Thành phố Hội An cũng tổ chức một quầy vé tham quan phục vụ và cung cấp thông tin cho du khách. Đồng thời, du khách có thể gửi xe tại đường Cao Hồng Lãnh, giao lộ Nguyễn Phúc Chu - La Hối - Cao Hồng Lãnh và trường tiểu học Phù Đổng.

Đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” được thực hiện từ năm 2004. Ban đầu nhằm giảm thiểu tiếng ồn từ động cơ của xe máy, đảm bảo an toàn cho du khách, đến nay đề án đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng của Hội An, góp phần rất lớn trong công tác quảng bá văn hoá du lịch của thành phố.

>>> Xem thêm: Du lịch Đà Nẵng


Anh Phương

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Hướng dẫn cách đi cáp treo Yên Tử

Những ai đi du lịch Yên Tử 1 ngày mà muốn chiêm bái tới tận Chùa Đồng mà điều kiện sức khỏe không cho phép thì có thể đi bằng Cáp treo Yên Tử.

Cáp treo được xây dựng thực sự rất hữu ích cho mọi người để tiện lên chùa cũng như tham quan. Cáp treo Yên Tử là tuyến cáp treo hiện đại nhất nước ta được hoàn thành vào năm 2002.

Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.


Hướng dẫn cách đi cáp treo Yên Tử








Nếu sử dụng tuyến cáp treo du khách chỉ mất chừng 1 giờ để lên tới đỉnh chùa Đồng.

Lịch vận hành của Cáp treo trong năm:

-  Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch: Từ 5h đến 20h hàng ngày

 - Từ tháng 4 đến tháng 12 âm lịch: Từ 7h đến 18h hàng ngày

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khu vực cáp treo Yên Tử vẫn tồn tại rất nhiều bất cập.
Cảnh chen lấn và xô đẩy thường xuyên diễn ra ở khu vực xếp hàng,  xảy ra những xô xát nhỏ có du khách  bị móc mất ví và điện thoại.

Tại điểm chốt chặn này có nhân viên của Công ty cáp treo Tùng Lâm trực gác nhưng do lượng khách quá lớn và ý thức của khách du lịch còn chưa tốt, càng làm cho khung cảnh tắc nghẽn thường xuyên sảy ra những ngày chính lễ.

Theo quy định, để đảm bảo an toàn, mỗi cabin cáp treo chỉ được chở tối đa 9 người. Nhưng hầu như không có nhân viên kiểm soát tại khu vực này nên khi mỗi cabin vừa cập bến, cả đám đông ào ào lao vào, các cabin thường chở vượt quá số người quy định, thậm chí có cabin lên tới 14 người. Thực tế mất an toàn là hiện hữu đối với du khách khi đi du lịch Yên Tử. Trong những năm gần đây, về phía ban quản lý cũng đã có rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của cáp treo, cũng đã có một số hiệu quả nhất định.




Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Nên đến du lịch Sapa vào thời gian nào

Du lịch Sapa giá rẻ đang là một địa điểm đến du lịch tuyệt vời cho bất cứ ai yêu thích du lịch. Mà Đến đây bạn có thể đi vào bất cứ mùa nào trong năm.

Sapa là địa điểm đến cách Hà Nội khoảng 370 km. Thuộc phía Tây Bắc Bộ. Nơi đây nổi tiếng với những cảnh đẹp, bản làng hoang sơ, cuộc sống bình dị, người dân lương thiện chất phác và khí hậu ôn hòa.

Chính bởi vì vậy Sapa là nơi chúng ta có thể đến du lịch vào bất cứ mùa nào trong năm. Mỗi một mùa Sapa lại hiện lên với một màu sắc khác nhau tô điểm cho Sapa một vẻ đẹp khác nhau làm du khách luôn đắm chìm trong những cảnh đẹp nơi đây.


Nên đến du lịch Sapa vào thời gian nào



Thời điểm thích hợp để đi du lịch Sapa là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Thời điểm này thời tiết Sapa ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh.

Tháng 4 – 5, là thời điểm đồng bào dân tộc thiểu số cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Và đây cũng là mùa nở của rất nhiều loài hoa đẹp. Cảnh cấy lúa rất đẹp, cánh thợ săn ảnh thích đi vào mùa này và mùa lúa chín.

Tháng 9 – 10 là mùa lúa chín, khi ấy thì khắp mọi góc nhìn Sapa đều rực vàng. Tôi thích nhất khoảng thời gian này, bạn sẽ không tưởng được đâu, Sapa như khoác lên mình màu áo mới – màu vàng óng trên khắp những quả đồi. Nhưng bạn nên đi vào giữa hoặc cuối tháng 9, sang tháng 10 nhiều nơi đã gặt xong.

Tháng 12 đến tháng 2 trời rất lạnh, có thể xuất hiện băng và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Đây cũng là mùa nở của hoa đào. Thời điểm này được rất đôi bạn trẻ chọn để đi du lịch tại Sapa, để một lần được thấy tuyết rơi ngay trên quê hương Việt Nam mình, ngắm những bông hoa đào rừng nở cũng là một trải nghiệm thật tuyệt phải không!

Vào giữa mùa đông, du khách - những người sống ở vùng nhiệt đới nếu may mắn sẽ có dịp ngắm những bông tuyết rơi, những cành cây, ngọn cỏ được bọc bên ngoài bằng lớp đá tuyết trắng, trong, khiến không gian trở nên kỳ vĩ, độc đáo đến mê mẩn lòng người.

Nếu có dịp đến Sapa vào mùa xuân, Từ tháng 2 đến tháng 3 (tháng 1 – tháng 2 âm lịch) bạn sẽ được thỏa sức ngắm nhìn hoa mận, hoa đào nở khắp nơi nơi. Hay tham gia các lễ hội truyền thống văn hóa đặc sắc nơi đây và thưởng thức các món ăn truyền thống của các dân tộc thiểu số như H’Mông, Dao, ...
Với thông tin về thời gian như trên chúc du khách sẽ chọn cho mình thời gian thích hợp nhất để đến Sapa du lịch cùng với người thân, bạn bè. Và có chuyến du lịch thú vị và tuyệt vời nhất.


Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Thị Trấn Sapa đẹp lung linh về đêm

Cảnh quan du lịch Sapa 3 ngày 4 đêm ban ngày đã  rực rỡ sắc màu, ban đêm lại càng trở lên lung linh huyền bí.  Những ánh đèn chiếu sáng lung linh xen làn sương đêm trắng xóa phủ khắp phố phường Sapa. 


Ánh sáng lờ mờ của những chiếc đèn đường xen lẫn làn sương xuyên màn đêm khiến Sapa càng thêm huyền ảo. Càng về đêm, thị trấn du lịch Sapa 2 ngày 3 đêm càng lạnh lẽo, và ít bóng người. 


Màn đêm làm khung cảnh trở nên lạnh lùng, âm u đi một vài đoạn đường bạn sẽ bắt gặp những gian hàng nướng nghi ngút khói. 


Ánh sáng le lói và hơi ấm của gian bếp nhỏ xinh thu hút mọi người hộ tụ lại ăn. còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức những món nướng, ngô, khoai, sắn nướng thơm lừng,...


Trong giá lạnh như vậy, nhưng vẫn có một số người dân chăm chỉ bán hàng thổ cẩm, mong muốn sẽ bán được chút hàng để lo cho cuộc sống cơm áo gạo tiền. 


Dọc đường Cầu Mây có nhiều quán cafe và hàng lưu niệm, trưng vày đèn lồng sáng lung linh thu hút du khách tò mò ghé thăm. Về đêm, mặc dù đã mặc rất nhiều lượt áo ấm nhưng không khí lạnh vẫn không hề xua tan đi. Ấy thế mà các em nhỏ nơi đây thường đi dạo khắp khu phố ban đêm mặc áo mong manh, có lẽ các em đã quen và chịu đựng các thời tiết này từ nhỏ. 


Nếu ai đã một lần đi Tour du lịch Sapa 3 ngày chắc hẳn khó lòng quên được cảm giác khi được ngắm cảnh về đêm của thị trấn. Một vẻ đẹp đến nao lòng, làm ai khi ra về cũng phải luyến tiếc, để rồi thầm nghĩ “rồi ta sẽ lại lên Sapa”.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Nên đi du lịch Đà Nẵng mùa nào?

Đà Nẵng có khí hậu nhiệt đới gió mùa , có 2 mùa rõ rệt và nhiệt độ cao. Thời tiết khí hậu Đà Nẵng  đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam.


Thời điểm tốt nhất để đi du lịch Đà Nẵng là thời điểm nào? bạn nên tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng.  Sau đây Sông Hồng Tourist sẽ cũng cấp 1 số thông tin về thời tiết Đà Nẵng để du khách biết  thời gian hợp lý cho chuyến đi. 


Đà Nẵng có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, mùa đông có rét nhưng không rét đậm và không kéo dài. 
Theo thông tin thống kê, từ tháng 4 đến hết tháng 8 lượng du khách tới du lịch Đà Nẵng 4 ngày rất đông, thưa thớt hơn từ tháng 9 đến tháng 3. 


Từ tháng 4 đến tháng 8  nhiệt độ tại Đà Nẵng không nóng như Hà Nội và Hồ Chí Minh nhiệt độ ngày cao nhất có khi lên đến 32-38 độ,do có bờ biển dài nên thời tiết đỡ nóng bức hơn. 
Thời điểm này thích hợp cho du khách tắm biển, tham quan đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm, biển Mỹ Khê. Nhưng mùa này thì giá khách sạn rất cao do lượng du khách lớn. 

Đi du lịch Đà Nẵng 5 ngày vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 bạn sẽ chi trả với giá thấp hơn, phòng khách sạn giá cũng thấp hơn. Đi vào thời gian này thoáng đãng hơn, ít người nên tình trạng chen trúc , xô bồ sẽ ít gặp phải. Nhưng đi mùa này thì không thể đi biển được do thời tiết hay xấu nhiều mưa và không khí lạnh tràn về. 


Có lẽ khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 3 tiết trời mùa xuân ấm áp, giá dịch vụ cũng rẻ, và không có mưa bão. Bạn có thể vi vu khắp Đà Nẵng mà không lo có bão hay thời tiết xấu. 


Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Cảnh đẹp Mù Cang Chải giữa mùa thu

Mù Cang Chải cách Hà Nội khoảng 280 km, là một huyện miền tây thuộc tỉnh Yên Bái. Để đến được khu du lịch Mù Cang Chải thì du khách đều sẽ đi qua đèo Khau Phạ,một đèo nổi tiếng và có cung đường đẹp của Tây Bắc.



Huyện Mù Cang Chải có khoảng 90% là người dân tộc Mông, còn lại là dân tộc Thái Kinh và các dân tộc khác.Người Mông ở đây có những nét rất đặc sắc như nhà có sàn, cột và khung bằng gỗ, có tường lịa ván và mái lợp gỗ pơmu chẻ mỏng.

Khi đến Mù Cang Chải bạn có thể tham quan sinh cảnh và cảnh sinh hoạt chợ buổi sớm,ở đây có rất nhiều đặc sản táo mèo và các sản vật rừng quý báu của bà con dân tộc.Thú vui thường thấy của các du khách là tham quan chụp ảnh quang cảnh của thị trấn, hay vào La Pán Tẩn rồi xuống Chế Cu Nha và Dế Xu Phình với các danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang ngút ngàn nổi tiếng trong nước và trên thế giới.



Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn Mù Cang Chải hiện ra trong hành trình đến với Yên Bái là hình ảnh những bản làng thanh bình bên ruộng bậc thang vào mùa lúa chín.

Văn hoá canh tác ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc Mông ở La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình đã biến Mù Cang Chải thành những đồi ruộng mùa màng tươi xanh sức sống cứ từng bậc, từng bậc vươn cao lên trời.



Dưới bàn tay con người những thửa ruộng bậc thang không chỉ phản ánh một phương thức canh tác độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây mà còn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hoá Việt Nam.

Mùa Thu trên đây trời đã se lạnh nên khi đi du lịch Mù CangChải, du khách nhớ mang theo áo khoác, ngoài ra cần bổ sung các kỹ năng và vật dụng cần thiết để có một chuyến đi Mù Cang Chải an toàn và vui vẻ.


Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Tổng hợp những quán cà phê ngon và lãng mạn tại Sapa

Đến với  du lịch Sa pa 2 ngày nhâm nhi ly cà phê ngon và ngắm khung cảnh núi rừng tuyệt đẹp chắc chắn sẽ mang lại một cảm giác thật thú vị trong hành trình của du khách. Sau đây Sông Hồng Tourist tổng hợp những quán cà phê ngon và lãng mạn tại du lịch Sapa 3 ngày.




1. Quán cà phê Sao Đêm
Nằm cạnh nhà thờ đá Sa pa có một ban công rộng nhìn ra sân quần Sa pa, quán có diện tích khoảng 130m vuông sở hữu phong cách bình dân. Cafe ngon, cùng loại sinh tố với giá rẻ, Ông bà chủ vui vẻ thân thiện tự phục vụ khách, quán đã có từ rất lâu và  rất đông khách.


2. Cafe Gecko (Tắc kè Sa pa)
Cafe Gecko phục vụ 3 bữa sáng trưa, tối. Cafe ở đây có chất lượng cao, thơm ngon với cách pha phin truyền thống và pha máy chuyên nghệp. Quán phục vụ đồ ăn sáng và ăn nhanh như bánh mỳ bánh ngọt các loại, bún phở và mỳ ... cho buổi sáng. 


3, Quán cafe Ngọc Vinh
Nằm ngay đầu đường Phạm xuân Huân, cạnh Nhà thờ đá du lịch Sa pa 3 ngày 4 đêm, Phục vụ cafe, trà và các loại nước sinh tố ngon với giá bình dân. Cafe được pha theo cách truyền thông của Việt nam, đối tượng khách chủ yếu là khách Việt. Đây là quán cafe vườn với các loài cây bản địa, quán rất giản đị và gần gũi với thiên nhiên với những bộ bàn ghế truyền thông như gốc cây tại những góc vườn tạo cam giác rất thân thiện.

4. Viet Emotion Sa pa
 Trong các cuốn sổ tay du lịch giới thiệu về Việt Nam, đây là một địa điểm đã trở nên quen thuộc, điểm đến thường xuyên và được ưa chuộng của khách du lịch nước ngoài   chính là Viet Emotion Tapas - cafe & Restaurant.

5. Quán Cafe Nhân


Nằm cạnh nhiều quán cafe tại bến xe cũ Sa pa, nhìn ra hồ Sa pa, cà phê pha phin và pha sẵn theo kiểu truyến thống và các loại sinh tố ngon, đối tượng khách ở đây chủ yếu là khách Việt.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Khám phá văn hóa ẩm thực nước Đức

Cùng khám phá tìm hiểu văn hóa ẩm thực nước Đức trong tour du lịch Châu Âu với nhiều đặc sản ẩm thực phong phú đa dạng và đa số được trồng và sản xuất ngay tại nhà.

Không ở đâu cấu trúc liên bang của Cộng hòa Liên Bang Đức lại thể hiện rõ như trong lĩnh vực văn hóa. Và đặc biệt là văn hóa về ẩm thực. Những bữa ăn kết hợp giữa thịt ướp nhiều thứ gia vị với cá muối kèm với rau và thông cổ bằng rượu vang hay bia là những món khoái khẩu của người Đức.

Ở những vùng khác nhau thì cùng một loại món ăn lại có những cách nấu nướng khác nhau. Trong một nhà hàng ở Bavaria, bạn không thể kêu một món đúng như món bạn đã từng ăn ở miền bắc Schleswig-Holstein, nhưng cả hai đều đáng nếm thử.

Khám phá văn hóa ẩm thực nước Đức


Ở Đức có trên 200 loại Wurst, tức là xúc xích làm từ thịt bê, thịt lợn, óc heo, mù tạc, gia vị và bột cà ri. Mỗi vùng lại có một loại xúc xích riêng của mình, từ loại xúc xích trắng của Bavaria với rau mùi tây và hành cho đến xúc xích Chipolata nướng trên than hồng.

Bánh huyết, thịt gà cắt thành miếng phủ vụn bánh mì, những lát thịt bò và thịt hươu, cá nục bắt từ biển Bắc xông khói và muối chua, bắp cải muối, món salát khoai tây gọi là Kartoffelsalat, bắp cải đỏ ướp gia vị, còn nấm thì mọc ở khắp mọi nơi trong nước và được chế biến theo đủ mọi cách.

Ở một số vùng, nhất là Baden-Wüttermberg, Moselle, Frankfurt và Bavaria, người ta đặc biệt quan tâm đến chất lượng thực phẩm. Đây cũng là những vùng sản xuất rượu vang. Những đặc sản địa phương ở đây gồm có lươn, xúp mận và rau, cá lục tươi ở Hamburg; món Hoppel Poppel, trứng ốp lết với khoai tây và thịt xông khói ở Berlin; heo sữa và giò heo quay ở Bavaria; thịt xông khói ăn với bánh mì Pumpernickel ở Westphalia; cá luộc hoặc chiên có phủ vụn bánh mì, đặc biệt là cá trê sông Donau gần Passau; xúc xích đủ các kiểu ở Nurnberg; nước xốt rau xanh với thịt heo bằm hoặc thịt bò ở Frankfurt.


Mặc dù kỹ thuật bếp núc của người Đức xoay quanh các món thịt bò và thịt cừu, nhưng giờ đây đã ngày càng có nhiều nhà hàng ăn chay trên khắp nước Đức. Người Đức cũng ăn một chút những món ăn chơi giữa các bữa ăn chính khi họ đói bụng và thỉnh thoảng cũng tổ chức tiệc tùng cho thêm phần rôm rả.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Quần thể du lịch Tràng An di sản thiên nhiên thế giới

Du lịch Tràng An nổi bật với thiên nhiên danh thắng tươi đẹp và là một trong những di sản thiên nhiên của thế giới.
Quần thể danh thắng Tràng An đẹp và quyến rũ nhất thế giới bởi những ngọn núi, hang động huyền bí, sông nước yên bình, những di tích linh thiêng và những hệ động , thực vật phong phú và quý hiếm.

Quần thể du lịch Tràng An di sản thiên nhiên thế giới


Thảm thực vật tự nhiên là rừng trên núi đá vôi và rừng thường xanh trên đất thấp ở các thung lũng đan xen giữa các vùng đá vôi. Với hệ thống hang động đẹp và huyền bí nằm tại các khu vực như: Động Thiên Hà, động Vái Giời, động Tiên Cá, động Ba Cô, động Tiên, động Thủy Cung, hang Bụt, hang Sinh Dược... cùng với rừng núi và sông nước tạo nên những chuyến du lịch nổi tiếng như du lịch Tràng An, du lịch Tam Cốc – Bích Động.
Tràng An có ý nghĩa lớn về khoa học là trong một cảnh quan, có mặt các dạng chuyển tiếp giữa núi đá vôi hình nón nối với nhau qua các đỉnh sắc cạnh và núi đá vôi dạng tháp cổ điển đứng rời rạc trên các đồng bằng bồi tích, mỗi dạng địa hình đại diện cho các giai đoạn khác nhau trong quá trình tiến hóa địa mạo đang diễn ra trong chu trình xâm thực karst.

Có ít cảnh quan trên thế giới và không có khu vực karst nào tương ứng có thể cho những bằng chứng dao động mực nước biển diễn ra qua một giai đoạn địa chất dài và rõ ràng như ở Tràng An.

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Kiến trúc quần thể du lịch Chùa Hương

Du lịch Chùa Hương tới tham quan một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam bao gồm hệ thống chùa, đình mà chùa Hương nằm trong động Hương Tích là chùa trung tâm.

Kiến trúc quần thể du lịch Chùa Hương



Quần thể chùa Hương bao gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, mấy ngôi đền thờ thần, các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1947 chùa bị phá hủy, sau đó được phục dựng lại vào năm 1988 do Thượng Tọa Thích Viên Thành.

Kiến trúc quần thể du lịch Chùa Hương



Quần thể du lịch chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù (tọa độ: 20°37′5″B 105°44′49″Đ). Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.

Kiến trúc quần thể du lịch Chùa Hương




Chùa Hương, hay còn gọi là chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên (tọa độ: 20°36′47″B 105°44′4″Đ). Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán 南天第一峝 (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.

>>>> Xem thêm: Du lịch Yên Tử


Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Thắng cảnh du lịch núi Yên Tử

Du lịch Yên Tử một địa điểm đến tâm linh với nhiều thắng cảnh du lịch và lễ chùa mà vào mỗi dịp Tết mọi người náo nức đến viếng như trảy hội.
Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 125 km, đến thành phố Uông Bí thì rẽ vào đường Yên Tử, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:

Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.

Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.

Hành trình thăm viếng du lịch Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.


Thắng cảnh du lịch núi Yên Tử


Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

Tiếp đó tới chùa Hoa Yên (các tên gọi khác: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên) nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự. Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.

Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.


Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.


Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Giới thiệu tổng quan khu du lịch Chùa Bái Đính

Một quần thể Chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục của Châu Á và Việt Nam là khu du lịch Chùa Bái Đính với diện tích 539 ha.


Giới thiệu tổng quan khu du lịch Chùa Bái Đính


Đây là một ngôi Chùa lớn nhất và sở hữu các kỷ lục nhất ở Việt nam. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, Chùa nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình. Cách thành phố Ninh Bình 15km và cách Hà nội 95 km. Chùa Bái Đính nằm ở phía Bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.

Khi tới du lịch ở Ninh Bình du khách thường kết hợp thưởng thức tham quan ngắm cảnh tại 2 địa điểm là Chùa Bái Đính và Tràng An. Ngoài ra còn kết hợp cả tham quan khám phá cố đô Hoa Lư và khám phá chèo thuyền ở Tam Cốc Bích Động.

Quần thể chùa Bái Đính hiện bao gồm 27 ha khu chùa cổ, 80 ha khu chùa mới và còn nhiều khu vực hiện vẫn đang được thi công xây dựng như: công viên văn hóa và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh....


Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt Nam thời nay. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng. Khu chùa Bái Đính mới được các báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam.



Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Đi chợ Tình Sapa nghe hát dân ca

Chợ Tình nổi tiếng tại Sapa thu hút du khách mỗi lần tới du lịch Sapa bởi bị sự nhộn nhịp và nét đẹp văn hóa của người dân tộc nơi đây.

Chợ phiên của Sa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ. Phần lớn các dân tộc như Mông, Dao, Tày, Giáy...cư trú tại Sa Pa đều sống theo thung lũng Mường Hoa, nơi mà con sông Mường Hoa bắt nguồn từ những con suối nhỏ từ đỉnh núi Phan Xi Păng. Nước từ con sông giúp cho cộng đồng người thiểu số tại đây canh tác nông nghiệp cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đường đi trước đây khá là hiểm trở, thường là lối mòn cho người và gia súc đi lại. Bản của người dân tộc thường cách khá xa trung tâm thị trấn Sa Pa. Để đi tới chợ bằng đường mòn thường mất khoảng 12 tiếng hoặc nửa ngày. Vì thế mọi người thường đi xuất phát từ ngày hôm trước (tức ngày thứ Bảy) và ngủ qua đêm tại thị trấn để dễ dàng cho buôn bán vào phiên chợ ngày Chủ nhật.


Đi chợ Tình Sapa nghe hát dân ca


Vào tối thứ bảy, có nhiều người đi chợ cùng thức và chung vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái bản làng người H'mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, sáo, khèn... và người ta gọi đó là "chợ tình". Vào ngày chủ nhật, tại chợ có thể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm, sản phẩm nhân tạo truyền thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ công; các món ăn dân tộc như thắng cố, thịt hun khói, cải mèo, su su, rượu ngô, rượu mầm thóc xã Thanh Kim, rượu táo mèo, rượu sán lùng; các lâm sản và dược liệu như củ hoàng liên, nấm linh chi, cây mật gấu v.v.

Khí hậu Sa Pa trong lành và mát, thích hợp cho những loại rau ôn đới như bắp cải, su hào, su su, cây dược liệu quý và nhiều loại cây ăn quả như đào, mận, lê v.v. Đặc biệt có mận tam hoa và mận hậu rất nổi tiếng. Những du khách có thể thưởng thức nhiều loại hoa quả vùng ôn đới, cận nhiệt đới tại nơi đây.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Đồng Văn trồng hoa Tam Giác Mạch phục vụ lễ hội

Đón lễ hội hoa Tam Giác Mạch được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Giang. Đồng Văn đang tích cực trồng hoa Tam Giác Mạch với nhiều hình dáng để phục vụ lễ hội.

Du lịch Hà Giang trong những ngày lễ hội này du khách sẽ được chiêm ngắm những thửa ruộng, con đồi...hoa tam giác mạch với những hình dáng đẹp mang ý nghĩa nét đẹp văn hóa của người dân vùng cao Hà Giang.

Đồng Văn trồng hoa Tam Giác Mạch phục vụ lễ hội



Thực hiện Kế hoạch trồng cây Tam giác mạch phục vụ hội, đến nay, toàn huyện Đồng Văn đã trồng được 267,3 ha/325 ha, đạt 82,2% tổng diện tích. Trong đó, vụ 1 trồng từ ngày 20.8 đến 10.9 được 50,3 ha, cây sinh trưởng, phát triển tốt, hiện đã nở hoa; vụ 2 trồng từ 25.9 đến 5.10 được 217,0 ha, cây mọc cao từ 5 - 15cm, sinh trưởng tốt; vụ 3 trồng từ 5.10 đến 10.10 trồng được 57,7 ha còn lại.

Để tạo điểm nhấn, ấn tượng mạnh, năm nay, huyện Đồng Văn chỉ đạo các xã, thị trấn trồng cây Tam giác mạch tạo hình tại các địa điểm như:

Tại xã Lũng Cú, khu vực mắt Rồng phía thôn Lô Lô Chải trồng tạo hình Cột cờ Lũng Cú;

Điểm ngã ba phía UBND xã đường vào thôn Lô Lô Chải hình cây khèn Mông, cánh đồng Thèn Pả tạo hình mặt trời, trước cổng UBND xã tạo hình quả trám, khu vực trường cấp 2 tạo hình bản đồ Việt Nam.

Tại xã Ma Lé, khu vực đồi thông đường vào xã trồng hình chữ “Welcome To Ma Lé”, điểm hang Tia sáng vào xã Ma Lé tạo hình lượn sóng theo địa hình.

 Tại xã Lũng Táo, thôn Lô Lô Chải tạo hình tròn và hình lượn sóng theo địa hình.

Tại xã Thài Phìn Tủng, điểm thung lũng cây Thiêng tạo 2 hình vòng tròn lượn sóng.

Tại xã Sà Phìn, điểm cạnh hồ nước gần UBND xã tạo hình tròn và hình lượn sóng ôm hình tròn, điểm cạnh nhà hàng Hoa đá tạo hình tròn và hình lượn sóng.

Tại xã Sủng Là, trước cổng Làng văn hóa Lũng Cẩm Trên trồng tạo hình lượn sóng, đồi đối diện ngã ba Phó Bảng trồng tạo 2 hình trái tim.

Tại xã Phố Là, bên dưới đường thôn Chúng Chải đường vào UBND xã tạo 2 hình tròn lượn sóng, ngã ba đường vào thôn Sán Trồ tạo hình tròn lượn sóng.

Tại xã Phố Cáo, điểm cạnh đường Quốc lộ ngã ba Lũng Thầu nhìn xuống tạo hình tròn và lượn sóng, điểm dốc Thẩm Má phía bên kia đồi tạo hình lượn sóng theo địa hình.

Tại xã Vần Chải, khu vực bãi đỗ xe tạo lượn sóng hình tròn theo địa hình.

Đặc biệt, tại thị trấn Đồng Văn, thôn Ngài Lủng trồng tạo chữ “Đồng Văn điểm hẹn”, đồi khu vực cổng chào vào huyện trồng tạo hình sóng theo địa hình...


Hy vọng rằng, cùng với việc chuẩn bị tốt về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, nơi ăn, nghỉ của các đại biểu, đặc biệt là đối với du khách, việc huyện Đồng Văn trồng 325 ha cây hoa Tam giác mạch với nhiều điểm nhấn phục vụ lễ hội, Lễ hội hoa Tam giác mạch sẽ là sự kiện văn hóa độc đáo để quảng bá hình ảnh tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Đồng Văn nói riêng, đặc biệt là hình ảnh đẹp - Hoa Tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn với du khách trong nước và quốc tế, từ đó đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Đồng Văn trong tương lai không xa.