Bất kỳ ai khi đi du lịch Côn Đảo tới thăm qua nhà tù Côn Đảo
đều không khỏi cảm thấy xúc động và tự hào về những anh hùng bất khuất đã hi
sinh trong sự gồng cùm của thực dân Pháp và Mỹ.
Khi thực dân Pháp thành lập nhà tù Côn Đảo trong quá trình
xâm lược Việt Nam thì trại tù Phú Hải là trại tù được xây dựng đầu tiên với tổng
diện tích là 12.015 m2, gồm 12 phòng giam (trong đó có Hầm xay lúa), 20 xà lim,
nhà bếp, nhà ăn, câu lạc bộ, giảng đường, nhà nguyện, phòng trật tự, nhà kho,
phòng hớt tóc, văn phòng giám thị.
>>>
Năm 1956, Bagne 1 đổi tên thành Trại 1. Tháng 4/1960, đổi
tên thành Trại Cộng hòa. Ngày 7/11/1963 có tên là Trại 2 và từ ngày 17/11/1974
có tên là Trại Phú Hải.
Dưới thời Ngô Đình Diệm (thời Mỹ ngụy), bên trong Trại giam
có xây một Nhà thờ, khu vực Hầm xay lúa sửa chữa thành bệnh xá và giảng đường bắt
tù nhân học tập Tố cộng, sau được sử dụng làm căng tin.
Năm 1932, Chi bộ cộng sản đầu tiên trong nhà tù Côn Đảo tại
Trại Phú Hải, sau phát triển thành Đảo ủy Côn Đảo. Đây cũng là nơi những người
cộng sản mở các lớp học văn hóa, lý luận, chính trị như khóa học Chủ nghĩa Mác-
Lênin. Năm 1935, một số tờ báo “Tiến lên”, “Ý kiến chung” được chuyển từ trại
Phú Sơn về đây.
>>> Danh sách khách sạn tiêu chuẩn tại Côn Đảo |
Năm 1957, Trại Phú Hải là nơi khởi đầu cuộc đấu tranh chống ly khai Đảng cộng sản, là ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh ở Côn Đảo. Nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị nhốt và trải qua những năm tháng lao tù ở đây như: Ngô Đức Kế, Lã Xuân Oai, Đặng Nguyên Cẩn, Phan Chu Trinh, Phạm Hùng ,Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng,…
Trại Phú Hải là bằng chứng khắc sâu nỗi cực nhọc và thấm máu
với chế độ khổ sai, đày ải và đòn roi của địch mà người tù ở Côn Đảo phải chịu
đựng. Du lịch Côn Đảo 3 ngày thăm lại nhà tù Côn Đảo để nhìn về dòng lịch sử đầy
thăng trầm của dân tộc Việt Nam và thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ của thế hệ
ngày hôm nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét