Tour du lịch Hạ Long đang ngày càng được nhiều du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi có những di sản di tích được công nhận là di sản thế giới.
Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản quốc gia Việt Nam
Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam xếp
hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km² bao gồm 1969 hòn đảo.
Các đảo trong vùng vịnh Hạ Long được quy hoạch là khu bảo tồn các di tích văn
hoá-lịch sử và cảnh quan quốc gia, theo Quyết định Số 313/VH-VP của Bộ Văn
hoá-Thông tin Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 1962 (ADB 1999). Các đảo này cũng có
trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định Số 194/CT, ngày 9 tháng 8
năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Năm 1995, vịnh Hạ Long, cùng với đảo Cát Bà, được Phân viện
Hải dương học Hải Phòng đề nghị đưa vào danh sách hệ thống các khu bảo tồn biển.
Năm 1999, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB 1999) đề xuất
thành lập một khu bảo vệ có tên là Khu cảnh quan thiên nhiên vịnh Hạ Long rộng
155.300 ha, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa thực hiện được.
Hành trình được công nhận Vịnh Hạ Long trở thành di sản thế
giới
Ngày 21 tháng 12 năm 1991 Chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng
hồ sơ về cảnh quan vịnh Hạ Long để trình Hội đồng Di sản Thế giới xét duyệt di
sản thiên nhiên thế giới. Năm 1993, hồ sơ khoa học về vịnh Hạ Long được hoàn tất
và chuyển đến UNESCO để xem xét. Trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ, UNESCO lần
lượt cử các đoàn chuyên gia đến Quảng Ninh khảo sát, hướng dẫn, nghiên cứu, thẩm
định hồ sơ tại chỗ. Hồ sơ vịnh Hạ Long được chấp nhận đưa vào xem xét tại hội
nghị lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới.
Ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong kỳ họp thứ 18 tại Phuket,
Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản
thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ , theo tiêu
chuẩn của Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới.
Di sản thế giới lần 2: giá trị địa chất địa mạo
Đầu năm 1998, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã đề nghị TS. Trần Đức
Thạnh ở Phân Viện Hải dương học tại Hải Phòng (nay là Viện Tài nguyên và Môi
trường biển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tiến hành nghiên
cứu và đánh giá các giá trị địa chất và khả năng trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ
Long là di sản Thế giới theo tiêu chí địa chất học. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tính khả thi cao của việc trình UNESCO công nhận Di sản Địa chất Vịnh Hạ Long
và cần phải nghiên cứu bổ sung chi tiết về địa mạo caxtơ.
Tháng 9 năm 1998, theo đề nghị của Ban quản lý vịnh Hạ Long
và IUCN, Tiến sĩ Tony Waltham, chuyên gia địa chất học, trường Đại học Trent Nottingham
đã tiến hành nghiên cứu địa mạo vùng đá vôi caxtơ vịnh Hạ Long với sự trợ giúp
của TS.Trần Đức Thạnh. Tiến sĩ Waltham Tony đã gửi bản báo cáo về giá trị địa mạo
caxtơ vịnh Hạ Long tới UNESCO tại Paris, Văn phòng IUCN tại Thụy Sĩ và Hà Nội,
đồng gửi Ban quản lý vịnh Hạ Long. Ngày 25 tháng 2 năm 1999, sau khi nhận được
báo cáo của Tiến sĩ Tony Waltham, UNESCO đã gửi thư tới Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng
Ninh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Ban quản lý vịnh Hạ Long yêu cầu xúc
tiến việc chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận về giá trị địa chất, địa mạo
vùng đá vôi vịnh Hạ Long.
Tới tháng 7 năm 1999, hồ sơ trình Hội đồng Di sản Thế giới để
công nhận vịnh Hạ Long về giá trị địa chất với tư vấn khoa học của TS.Trần Đức
Thạnh đã hoàn tất và được gửi đến Trung tâm Di sản thế giới tại Paris. Tháng 12
năm 1999 tại hội nghị lần thứ 23 Hội đồng Di sản Thế giới họp tại thành phố
Marrakech của Maroc, Hội đồng Di sản Thế giới đã đưa việc thẩm định hồ sơ để
công nhận giá trị địa chất vịnh Hạ Long vào năm 2000.
Tháng 3 năm 2000 Giáo sư Erery Hamilton Smith, chuyên gia của
tổ chức IUCN được cử đến Hạ Long để thẩm định. Tháng 7 năm 2000, kỳ họp giữa
năm của Trung tâm Di sản thế giới tại Paris đã chính thức đề nghị Ủy ban Di sản
Thế giới công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới bởi giá trị toàn cầu về địa
chất, địa mạo, theo tiêu chuẩn viii của UNESCO "là ví dụ nổi bật đại diện
cho các giai đoạn của lịch sử Trái Đất, bao gồm bằng chứng sự sống, các tiến
triển địa chất đáng kể đang diễn ra trong quá trình diễn biến của các kiến tạo
địa chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn”.
Ngày 2 tháng 12 năm 2000, căn cứ Công ước Quốc tế về bảo vệ
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và kết quả xét duyệt hồ sơ địa chất vịnh
Hạ Long, tại Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại thành phố
Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là
di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn (viii) về giá trị địa chất với hai
giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử địa chất và địa mạo caxtơ.
Đề cử di sản thế giới lần thứ 3
Lúc 7h ngày 11 tháng 11 năm 2011 nhằm 2h ngày 12 tháng 11
năm 2011 (giờ Việt Nam), vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders tuyên bố là một
trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới sau cuộc kiểm phiếu sơ bộ.
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công
nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo
cổ học và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét