Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Tham quan di tích Bãi Đá Cổ du lịch Sapa

Tour du lịch Sapa tới thăm quan di tích lịch sử cấp quốc gia đang được bảo tồn và xây dựng thành một điểm tham quan du lịch thú vị cho du khách trong nước và quốc tế.

Bãi đá cổ Sa Pa được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của trường Viễn Đông Bác Cổ phát hiện vào năm 1925. Bãi đá cổ Sa Pa là khu di tích có diện tích khoảng 8  km² nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.


Tham quan di tích Bãi Đá Cổ du lịch Sapa



Nằm ngay bên đường đi quanh co dốc núi, bãi đá khắc cổ gồm gần 200 tảng đá lớp nhỏ nằm lẫn trong cây lá, nằm sát ngay bên đường hay giữa những ruộng lúa nước…nhưng điều đặc biệt ở đây là khi tận mắt chứng kiến những tảng đá này mọi người không khỏi thốt lên vì kinh ngạc trước kỳ công nhân tạo đã bao đời mà chưa có lời giải đáp. Những hình khắc trên đó là những hình khắc khác nhau như: hình khắc khác nhau như: tranh vẽ tả thực, hoa văn trang trí, hình người đang toả hào quang, hình người cách điệu và một số mô tuýp khác về hình người, hình kiểu bản đồ mô tả thung lũng Mường Hoa... Đặc biệt, có các tảng đá được khắc trên đó những khối chữ vuông giống với chữ Nôm Dao. Bãi đá cổ Sapa là một trong những điểm du lịch Sapa thu hút khách du lịch.


Tham quan di tích Bãi Đá Cổ du lịch Sapa


Gần đây, các nhà nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các cảnh sinh hoạt được khắc trên các tảng đá. Đặc biệt, cảnh nam nữ ân ái để duy tri và phát triển nòi giống được mô tả theo mô típ khá quen thuộc, có nét gần gũi với các hình vẽ trên các di vật đồ đồng có niên đại cách đây khoảng 2500-2600 năm đã được tìm thấy ở Việt Nam. Đó chính là hình ảnh thể hiện tục thờ "sinh thực khí", thể hiện tín ngưỡng phồn thực rất tự nhiên, thuần phác của người Việt cổ. Như vậy, có thể ước đoán tuổi của các hình khắc, nét vẽ trên đá ở Sa Pa là trên dưới 2500 năm. Qua đó, có thể thấy được bàn tay, trí óc người Việt khi ấy đã khá phát triển, củng cố thêm nhận định của giới khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại  
     
Các nhà khoa học giả thiết đó là hình bản đồ cổ của người Mông hoặc gần như là cuốn sách cổ giới thiệu về những trận đánh ngày xưa... Có rất nhiều cách giải mã khác nhau của các nhà khoa học khi đến nghiên cứu Bãi đá cổ Sa Pa. Tuy nhiên, tất cả những cách giải mã đó mới chỉ dừng lại ở giả thiết. Bãi đá cổ Sa Pa vẫn nằm đó ẩn dấu những bí ẩn của người cổ xưa, thách thức các nhà khoa học. Từ tháng 10/1994, Bãi đá cổ Sa Pa được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Hiện nay, di tích này đang được nhà nước đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Sưu tầm: dulich.qag.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét